Giải pháp nhà đất

Nơi đặt trọn niềm tin của mọi người về lĩnh vực nhà đất

:

:

Công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản?

Theo Điều 54 Luật Công chứng năm 2014 quy định:

1. Việc công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản phải được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng có trụ sở tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có bất động sản.

2. Trường hợp một bất động sản đã được thế chấp để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ và hợp đồng thế chấp đã được công chứng mà sau đó được tiếp tục thế chấp để bảo đảm cho một nghĩa vụ khác trong phạm vi pháp luật cho phép thì các hợp đồng thế chấp tiếp theo phải được công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng đã công chứng hợp đồng thế chấp lần đầu. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng hợp đồng thế chấp tiếp theo đó.

GHI CHÚ:

+ Thế chấp bất động sản cho ngân hàng sẽ tuân thủ các thủ tục liên quan đến tín dụng.

+ Thế chấp bất động sản cho cá nhân, tổ chức (quen biết hoặc chuyên cho vay) với một mức lãi suất nhất định, nếu đến thời hạn trả nợ mà không thực hiện thì tổ chức, cá nhân nhận thế chấp có quyền phát mãi/ chuyển nhượng bất động sản để thu hồi nợ. Bên thế chấp phải có đủ thẩm quyền quyết định đối với bất động sản khi thế chấp để tránh phát sinh tranh chấp về sau. Hợp đồng thế chấp phải quy định cụ thể, chặt chẽ các điều kiện để tránh trường hợp bên nhận thế chấp lợi dụng chuyển nhượng bất hợp pháp.

+ Bên nhận thế chấp có quyền chuyển nhượng hợp đồng thế chấp nhưng phải qua công chứng, chọn tổ chức đã công chứng trước đó để thực hiện để thuận lợi trong việc theo dõi.

Câu hỏi liên quan

Giải Pháp Nhà Đất

Công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản?

Theo Điều 54 Luật Công chứng năm 2014 quy định:

1. Việc công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản phải được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng có trụ sở tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có bất động sản.

2. Trường hợp một bất động sản đã được thế chấp để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ và hợp đồng thế chấp đã được công chứng mà sau đó được tiếp tục thế chấp để bảo đảm cho một nghĩa vụ khác trong phạm vi pháp luật cho phép thì các hợp đồng thế chấp tiếp theo phải được công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng đã công chứng hợp đồng thế chấp lần đầu. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng hợp đồng thế chấp tiếp theo đó.

GHI CHÚ:

+ Thế chấp bất động sản cho ngân hàng sẽ tuân thủ các thủ tục liên quan đến tín dụng.

+ Thế chấp bất động sản cho cá nhân, tổ chức (quen biết hoặc chuyên cho vay) với một mức lãi suất nhất định, nếu đến thời hạn trả nợ mà không thực hiện thì tổ chức, cá nhân nhận thế chấp có quyền phát mãi/ chuyển nhượng bất động sản để thu hồi nợ. Bên thế chấp phải có đủ thẩm quyền quyết định đối với bất động sản khi thế chấp để tránh phát sinh tranh chấp về sau. Hợp đồng thế chấp phải quy định cụ thể, chặt chẽ các điều kiện để tránh trường hợp bên nhận thế chấp lợi dụng chuyển nhượng bất hợp pháp.

+ Bên nhận thế chấp có quyền chuyển nhượng hợp đồng thế chấp nhưng phải qua công chứng, chọn tổ chức đã công chứng trước đó để thực hiện để thuận lợi trong việc theo dõi.

Câu hỏi liên quan