Giải pháp nhà đất

Nơi đặt trọn niềm tin của mọi người về lĩnh vực nhà đất

:

:

Sử dụng đất nhưng không sở hữu nhà?

HỎI:

Ông A và ông B là hai anh em ruột, quê ở tỉnh Long An, mỗi người được nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khoảng 1.000 m2 nhưng vị trí phần đất khác nhau (phần đất của người anh nằm gần đường liên xã; phần đất của người em nằm gần bến sông). Khi cha mẹ cho ra riêng, do yêu cầu của công việc nên người em xây dựng nhà trên phần đất của người anh để thuận lợi làm ăn, sinh sống; đã định cư cũng được 15 năm. Năm 2017, nhà nước có chủ trương làm lại đường liên xã, lộ giới 20 m nên phần đất của người anh bị giải tỏa và số tiền bồi thường cho phần nhà đất khá cao; lúc này anh em lại phát sinh tranh chấp. Vậy phải giải quyết như thế nào mới hợp lý và hợp pháp?

ĐÁP:
Những điểm cần chú ý khi giải quyết:

- Hai phần đất đã được nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên sẽ được bảo vệ quyền lợi trước pháp luật.

- Hai anh em chỉ thỏa thuận miệng cho người kia xây dựng nhà trên phần đất của mình, sẽ xuất hiện 2 trường hợp:

+ Nếu người em khi xây dựng nhà trên đất của người anh mà có nhờ người anh xin giấy phép và được nhà nước xác lập quyền sở hữu nhà cho người anh (mặc dù tiền xây dựng nhà là của người em; hộ khẩu vẫn tên người em) nhưng nhà nước sẽ bồi thường cho người anh, dẫn đến sẽ phát sịnh tranh chấp dân sự.

+ Nếu người em khi xây dựng nhà trên đất của người anh nhưng không có xin giấy phép xây dựng, có tên trong hộ khẩu và sử dụng xuyên suốt nhiều năm thì nhà nước sẽ bồi thường phần đất cho người anh; còn phần nhà và vật kiến trúc sẽ bồi thường cho người em. Riêng vấn đề bố trí tái định cư (bằng nền đất/ căn hộ) thì phải có sự thỏa thuận của hai anh em, nếu không đạt được sự thỏa thuận thì nhà nước không đủ điều kiện để tính đúng, tính đủ cho hai anh em.

- Hai anh em chỉ thỏa thuận bằng giấy tay cho người kia xây dựng nhà trên phần đất của mình thì cách giải quyết như trường hợp sau.

Câu hỏi liên quan

Giải Pháp Nhà Đất

Sử dụng đất nhưng không sở hữu nhà?

HỎI:

Ông A và ông B là hai anh em ruột, quê ở tỉnh Long An, mỗi người được nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khoảng 1.000 m2 nhưng vị trí phần đất khác nhau (phần đất của người anh nằm gần đường liên xã; phần đất của người em nằm gần bến sông). Khi cha mẹ cho ra riêng, do yêu cầu của công việc nên người em xây dựng nhà trên phần đất của người anh để thuận lợi làm ăn, sinh sống; đã định cư cũng được 15 năm. Năm 2017, nhà nước có chủ trương làm lại đường liên xã, lộ giới 20 m nên phần đất của người anh bị giải tỏa và số tiền bồi thường cho phần nhà đất khá cao; lúc này anh em lại phát sinh tranh chấp. Vậy phải giải quyết như thế nào mới hợp lý và hợp pháp?

ĐÁP:
Những điểm cần chú ý khi giải quyết:

- Hai phần đất đã được nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên sẽ được bảo vệ quyền lợi trước pháp luật.

- Hai anh em chỉ thỏa thuận miệng cho người kia xây dựng nhà trên phần đất của mình, sẽ xuất hiện 2 trường hợp:

+ Nếu người em khi xây dựng nhà trên đất của người anh mà có nhờ người anh xin giấy phép và được nhà nước xác lập quyền sở hữu nhà cho người anh (mặc dù tiền xây dựng nhà là của người em; hộ khẩu vẫn tên người em) nhưng nhà nước sẽ bồi thường cho người anh, dẫn đến sẽ phát sịnh tranh chấp dân sự.

+ Nếu người em khi xây dựng nhà trên đất của người anh nhưng không có xin giấy phép xây dựng, có tên trong hộ khẩu và sử dụng xuyên suốt nhiều năm thì nhà nước sẽ bồi thường phần đất cho người anh; còn phần nhà và vật kiến trúc sẽ bồi thường cho người em. Riêng vấn đề bố trí tái định cư (bằng nền đất/ căn hộ) thì phải có sự thỏa thuận của hai anh em, nếu không đạt được sự thỏa thuận thì nhà nước không đủ điều kiện để tính đúng, tính đủ cho hai anh em.

- Hai anh em chỉ thỏa thuận bằng giấy tay cho người kia xây dựng nhà trên phần đất của mình thì cách giải quyết như trường hợp sau.

Câu hỏi liên quan